THONG BAHNAR WEAVING CULTURE

Về chúng tôi

Giới thiệu về ThongBahnar

Thong Bahnar là tên gọi khác của tôi - Huỳnh Nguyên Thông. Tôi đã từng là Giám đốc sản xuất của một nhà máy ô tô tại Việt Nam.

Đối với tôi, việc kể tên được ngay đời xe, điểm đặc trưng về máy và nội thất của 50 loại xe còn dễ hơn kể tên 5 xu hướng thời trang đang có mặt tại Việt Nam. Nhưng với thổ cẩm lại là câu chuyện khác.

 

Từ nhỏ tôi đã được sử dụng thổ cẩm qua những chiếc túi xách hay khăn choàng. Ba tôi hay vào làng đổi gạo, muối và vật phẩm thiết yếu để lấy bò, thổ cẩm từ người dân tộc Bahnar, rồi bán lại cho thương lái từ khắp các nơi. Trong tâm trí tôi, thổ cẩm không chỉ là một loại trang phục, mà còn là một loại tài sản thật sự có giá trị.

 

Hơn 20 năm qua, tôi chứng kiến các khung dệt thổ cẩm lần lượt bị cất vào trong kho. Chỉ còn lác đác người già chăm dệt, còn những cô gái trẻ đã không mấy ai tha thiết ngồi vào khung dệt nữa. Vào các dịp lễ Tết, nhiều thương lái người Kinh chở thổ cẩm dệt công nghiệp vào sâu các bản để bán cho người làng, đúng kiểu "chở củi về rừng". Những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc công nghiệp nhưng thiếu vắng đi cái hồn từ đôi bàn tay người thợ dệt cứ ám ảnh tôi.

 

Thế là trong hơn 10 năm qua, tôi đã âm thầm đi khắp các bản làng Kontum để tìm kiếm những người thợ dệt thủ công còn sót lại và đồng hành cùng họ vực dậy nghề dệt với những kỹ thuật thủ công cổ và nét văn hóa đáng trân quý.

Hơn cả nỗi đau nhìn thấy sự thờ ơ của số đông với các sản phẩm thổ cẩm và nghề dệt, tôi cảm nhận rõ ràng nét văn hóa tuyệt vời, tài sản quý giá của một dân tộc đang dần lụi tàn.

Giới thiệu về ThongBahnar

"Tôi không muốn thấy thổ cẩm chỉ nằm trong khung kính của những cửa hàng lưu niệm, chỉ mặc 1 lần trên sàn diễn thời trang rồi thôi, hoặc theo chân du khách nước ngoài muốn lưu giữ chút hương vị Việt. Tại sao chỉ những du khách nước ngoài mới hứng thú với thổ cẩm Việt? Tại sao những ai dùng sản phẩm từ thổ cẩm Việt lại cứ bị gắn mác "rừng rú, kỳ quái, quê quê"?. Có thể tôi không hiểu và nhớ nỗi các xu hướng thời trang hiện đại, nhưng tôi chắc chắn mình thấu hiểu thổ cẩm và biết sẽ làm gì với nó, kiến tạo đời sống mới cho nó và người thợ dệt bằng cách nào.

Những gì chúng tôi đã làm, đang làm và các dự án manh nha thành hình được giới thiệu ở đây là một hành trình chúng tôi tạo dựng cho thổ cẩm một đời sống mới, rực rỡ và xứng đáng.

Tôi chọn cái tên Thong Bahnar cho chính mình và thương hiệu như một cách để tỏ bày sự biết ơn đối với một dân tộc đã truyền cho tôi động lực trở về với nguồn cội, mở mắt và tâm trí tôi trước một văn hóa mà quê hương tôi đang mất dần. Và như cách cuộc sống tôi thay đổi với những may mắn và niềm hạnh phúc tôi nhận được kể từ khi chọn đi trên con đường này, tôi tha thiết biết ơn vì thổ cẩm đã chọn tôi, người Bahnar đã chọn tôi.

Rất cảm ơn Bạn đến với trang web chia sẻ về hành trình và sản phẩm của chúng tôi.

Thong Bahnar

Đọc tiếp

Chuyện Dệt Vải

"Xă Brai"- Giăng sợi

"Xă Brai"- Giăng sợi

"Xă Brai"- có thể hiểu là giăng sợi, công đoạn thứ 3 trong quy trình làm vải dệt thủ công

Đâu là việc khó nhất để duy trì và phát triển việc dệt thủ công?

Đâu là việc khó nhất để duy trì và phát triển việc dệt thủ công?

Từ lúc bé xíu các cô gái Bahnar đã được tiếp xúc và học dệt vải, đặng sau này lớn còn tự dệt vải tặng gia đình chồng. Chuyện đó giờ thật sự đã quá cũ rồi. Ngày nay những nhóm thợ tôi đang làm việc, 90% vẫn là các bà già U50, U60, thậm chí là U70 luôn, nhưng các cô gái trẻ ngồi dệt thì thật hiếm hoi.

"Hồi sinh thổ cẩm Tây Nguyên"

"Hồi sinh thổ cẩm Tây Nguyên"

.... bài đăng trên báo GIA LAI - Chủ Nhật, 24/01/2021

Đàn Ông Đan Lát, Đàn Bà Dệt Vải... Có Gì Liên Quan Với Nhau?

Đàn Ông Đan Lát, Đàn Bà Dệt Vải... Có Gì Liên Quan Với Nhau?

Văn hóa có sự đan xen, hỗ trợ nhau thật sự khắng khít. Giữ được nghề này sẽ cứu nghề kia.

Cảm nhận khách hàng

Kim Phượng
Kim Phượng

Không chỉ là một chiếc áo dài cách tân mặc theo xu hướng, trên mỗi hoa văn thổ cẩm phối là một câu chuyện thú vị về văn hóa, con người và lịch sử vùng đất Tây Nguyên. Chiếc áo ấy có hồn và rất sống động! <3

Kim Phượng

Lý Trần
Lý Trần

Có thể mọi người sẽ nghĩ sản phẩm của Thong Bahnar hơi mắc, nhưng nếu bạn hiểu đc công sức của bao nhiêu người đã bỏ ra như thế nào để tạo ra được nó, bạn sẽ thấy không hề mắc. Và mình nghĩ "Value is not price", bạn bỏ ra món tiền đó không chỉ để mua một sản phẩm thời trang hay món hàng tiêu dùng mà còn để nuôi dưỡng một giá trị văn hoá của một dân tộc. LÝ TRẦN

Lý Trần

Lê Võ Sơn Quân
Lê Võ Sơn Quân

Cửa hàng nhỏ gọn gàng, trưng bày đẹp, anh chủ thân thiện hướng dẫn tư vấn cho khách lựa chọn áo, giày phù hợp. Các sản phẩm thủ công do các bà , chị dân tộc Bahnar dệt mang cả tấm lòng của người thợ dệt.

Lê Võ Sơn Quân

Kelly Lee
Kelly Lee

Mình là người ít thử đồ mới nhưng có dịp được mặc thử chiếc áo dài này là thích ngay ❤ và nghe về các hoa văn trên từng chiếc áo mang ý nghĩa riêng của nó chứ không đơn giản là trang trí cho đẹp :)) đặc biệt là nghe tới quá trình làm thì chỉ có thể nói "ngưỡng mộ" ^^

Kelly Lee

Zalo
Hotline